Minh chứng của quá trình tái trung gian hóa Tái trung gian hóa

Google và tái trung gian hóa

Vào năm 2008, Chiến dịch tái trung gian hóa của Google được biết đến với tên là “Lively” (Sống động), tại thời điểm mới ra mắt sản phẩm của chiến dịch này, Lively là một plug-in mà bạn có thể thêm vào các trang web hoặc thậm chí là trang cá nhân Facebook, đây là sản phẩm khá thanh công của Google tại thời điểm đó. Sản phẩm này có một đặc tính là nhỏ gọn, có thể thêm vào mọi ứng dụng lớn nhỏ, cho phép Google xen vào giữa khách hàng và môi trường mà Lively được thêm vào để tiến hành thu thập thông tin và quảng cáo tới người dùng. Mặc dù có mặt ở khắp mọi nơi nhưng người dùng thường nghĩ đây là một chức năng hơn là một nền tảng quảng cáo tương tự như các chương trình truyền hình miễn phí. Chiến lược của Google đơn giản là trở thành lựa chọn tương tác đầu tiên của khách hàng và bán các tương tác đó cho các nhà quảng cáo – giống như vai trò mà báo chí đã làm ở thế kỷ trước. Đây là biểu hiện của quá trình tái trung gian hóa.[5]

Ngoài Lively chúng ta có thể thấy bản thân Google tìm kiếm cũng chính là một hiện thân của quá trình tái trung gian hóa. Ban đầu chỉ đơn thuần là một công cụ tìm kiếm trên Internet để đáp ứng nhu cầu của mọi người về việc tìm kiếm các trang web, nội dung – một nhu cầu tự nhiên khi mà bản thân Internet chứa quá nhiều thông tin và dữ liệu – Google tìm kiếm xuất hiện giúp người dùng sắp xếp lại thông tin, xếp hạng những nội dung được cho là quan trọng và có ý nghĩa, …. Từ một tiện ích cho người dùng, Google tìm kiếm đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu trên Internet (Trên lý thuyết, chúng ta không cần phải dùng Google để đi tới một trang web, chúng ta chỉ cần biết địa chỉ của chúng, nếu không có Google tìm kiếm, người dùng có thể có được địa chỉ từ những nguồn khác). Từ việc có được sự tương tác của người dùng, Google bán những tương tác này cho các nhà quảng cáo dưới nhiều hình thức quảng cáo (Google Search AdWords, Google Shopping, Youtube Video Advertising, Google Mobile Advertising,...)[6]

Facebook và tái trung gian hóa

Facebook cũng như Google và nhiều sản phẩm khác hầu như đều hoạt động theo cách có được tương tác từ người dùng và bán những tương tác đó. Ngoài ra thời gian gần đây, với những công cụ hỗ trợ Insight người dùng, tránh lặp người dùng trong thống kê, tính toán và kiểm duyệt nguồn của traffics (còn được biết đến như là digital footprint) thì các lập trình viên của các trang web thường thêm các mã hỗ trợ Insight từ Facebook hoặc Google để có thể làm được điều đó. Bạn có thể thấy được những trang web, blog, trang tin tức có những nút "like" của Facebook, "Chia sẻ về Facebook" hoặc là "G+" của Google thì khả năng rất cao họ đã thêm những plugin này để nhằm thu thập thông tin và theo dõi người dùng. Từ việc thêm những code này, lập trình viêntrang web sẽ có lợi ích là xác định được danh tính người dùng, Facebook thì có thông tin về hành vi người dùng trên Internet và kiếm lợi nhuận từ thông tin này từ các nhà quảng cáo, các Marketer hoặc là nghiên cứu thị trường, …. Như vậy các nền tảng này xuất hiện một lần nữa như các trung gian giữa các trang web với người dùngnhà quảng cáo với người dùng. Đây cũng là một biểu hiện của tái trung gian hóa.